[CHẾ ĐỘ MẪU HỆ] – [MATRIARCHY]
[CHẾ ĐỘ MẪU HỆ] – [MATRIARCHY]

Matriarchy has imprinted the timeless image of Vietnamese women in human’s consciousness albeit many ups and downs in centuries. Perchance, these milestones are the precedence of literature works that honor women with deepest adoration?

Trong những câu chuyện của Thần Thoại Trung Hoa, nữ Oa Thị được tôn xưng là vị nữ thần thủy tổ, người là thủ lĩnh thị tộc ở Trung Quốc cổ đại, người tạo ra hết thảy các sinh linh trên đất trời, người ban tặng mọi điều vốn được coi là quý giá. Hay như vị thần Gaia được dân chúng Hy Lạp tôn sùng tựa “đất mẹ” bởi người được coi như tổ tiên của vạn vật.  Tất cả những vị thần đó đều mang sức mạnh vô song và khắc ghi tên tuổi mình vào trong tâm trí của hàng bao thế hệ con người, nhưng có lẽ không chỉ dừng lại về quyền năng mạnh mẽ, sức mạnh tối cao mà hơn cả các vị thần với thân phận nữ giới đã vượt lên trên định kiến của con người ta về sức mạnh của người phụ nữ. Để ngay từ thuở con người ta khai hoang và lộ bóng trên hành tinh xanh này, chế độ mẫu hệ như một cột đài đầu tiên chiếm vai trò quan trọng khắp các nơi trên thế giới, tiêu biểu là chế độ mẫu hệ tại Tây Nguyên. Hôm nay hãy cùng VFSA khám phá về chế độ này nhé! 
 
MẪU HỆ LÀ GÌ       
Khoảng 8000 năm về trước, con người cũng đã tìm thấy những dấu tích của chế độ mẫu hệ qua nhiều mảnh đất, văn hóa các dân tộc. Trải qua bao nhiêu thế hệ, bấy nhiêu loại hình nghệ thuật, từ phim ảnh cho tới văn chương đều trọn vẹn làm nổi bật lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam bởi trong họ luôn mang một tâm thức cao đẹp. Trước hết, ta cần hiểu tập tục mẫu hệ là gì? Chế độ mẫu hệ được định nghĩa là hình thái tổ chức xã hội trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ giữ vai trò lãnh đạo trong gia đình, sau này quyền lực và khối gia sản được truyền từ người mẹ sang người con gái. Trước đây, tập tục mẫu hệ phổ biến ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Tập tục ấy có từ xa xưa, khi các bộ lạc lớn tôn người phụ nữ trở thành nữ hoàng với lòng kính trọng, khi người phụ nữ dần có tiếng nói, vị thế trong cộng đồng dân tộc. Chế độ mẫu hệ còn được bắt nguồn bởi sự phân công lao động sơ khai từ hàng trăm năm về trước khi nam giới săn bắt và bảo vệ bầy đàn còn người phụ nữ mang trong mình trọng trách chăn nuôi, gieo trồng để đảm bảo nguồn lương thực thực phẩm, giáo dục con cái, trông nom nhà cửa, điều hòa quan hệ giữa các thành viên. Việc gieo trồng, chăn nuôi ở thời điểm bấy giờ cũng được duy trì và phát triển đều đặn. Điều này tác động phần lớn tới nền kinh tế khiến cho vai trò của người mẹ trong gia đình trở nên thiết yếu hơn. Từ đó những công việc tính toán và sắp xếp trong gia đình do người phụ nữ cai quản. 
 
HÌNH THÁI CỦA CHẾ ĐỘ MẪU HỆ TRONG VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TÂY NGUYÊN 
Tại mảnh đất Tây Nguyên, hình thái của chế độ mẫu hệ hiện hữu rõ nét hơn bao giờ hết. Văn hóa mẫu hệ Tây Nguyên tồn tại trong dòng họ và gia đình từ hàng trăm năm nay. Một đứa trẻ được sinh ra ở Tây Nguyên chỉ nhận biết rõ ràng nhất về người mẹ đã hoài thai và sinh ra mình. Chắc hẳn trong mọi lĩnh vực đời sống từ hiện thực cho tới thế giới phi thực, người phụ nữ lúc nào cũng được tôn vinh. Dẫu là dân tộc nào, người phụ nữ vẫn luôn mang ân nghĩa cao cả đến vậy. Có lẽ, thời điểm mẫu hệ Tây Nguyên phản ánh chân thực đến sâu sắc nhất phong tục, tập quán là giai đoạn sau năm 1975 khi của cải vật chất hay kinh tế chính trong gia đình được lưu truyền cho con gái các thế hệ sau. Hôn nhân do nhà gái chủ động sắp đặt, đàn ông cư trú bên nhà vợ, con cái khi sinh ra theo dòng dõi của mẹ, tất cả những điều ấy đã xuất hiện từ lâu trong những chế độ mẫu hệ của các dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên. Có thể nói, bất cứ những việc lớn nhỏ trong gia đình quyền quyết định cuối cùng vẫn là của người phụ nữ lớn tuổi nhất, chế độ mẫu hệ tin rằng tiếng nói của người phụ nữ mang sức ảnh hưởng lớn, một tiếng nói của người phụ nữ cất lên khiến con người ta chạm tới những xúc cảm của trái tim. Chính vì vậy mà ở chế độ mẫu hệ quyền lợi của người phụ nữ được nâng cao, sứ mệnh của họ được coi trọng hơn bao giờ hết, họ được toàn quyền thực hiện các vấn đề trong đời sống, họ xây dựng và bảo vệ gia đình của mình. 
 
GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CHẾ ĐỘ MẪU HỆ ĐỐI VỚI DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ BẢN SẮC VIỆT NAM 
Từ đó, tập tục mẫu hệ ấy đã để lại những giá trị văn hóa vô giá cho đồng bào Tây Nguyên hay bản sắc lâu đời của mảnh đất Việt. Dấu ấn về văn hóa của mẫu hệ đối với dân tộc Tây Nguyên được thể hiện qua việc mỗi thành viên trong gia đình luôn có những trang phục truyền thống. Điều quan trọng nhất của việc bảo tồn văn hóa truyền thống là gìn giữ tiếng nói, phát huy những truyền thống ngôn ngữ dân tộc. Phải kể đến ở các vùng dân tộc thiểu số huyện Đắk Glei của tỉnh Kon Tum đã quy định rằng học sinh phải mặc trang phục truyền thống đến trường hai ngày một tuần, người mẹ thường sẽ chuẩn bị cho con những trang phục truyền thống ấy. Bên cạnh đó, người phụ nữ gìn giữ và truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho các thế hệ sau của gia đình, nghề dệt thổ cẩm chính là một trong những giá trị văn hóa đặc sắc mà khi tới Tây Nguyên ta có thể được chiêm ngưỡng. Trong gia đình người phụ nữ sẽ là người nấu nướng các món ăn truyền thống và dạy lại cho con cái cách chế biến. Họ ngân nga các câu hát dân ca, kể lại những câu chuyện cổ tích ngụ ngôn của dân tộc mình, đó là những chứng tích văn học được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Ngay từ thuở thơ ấu con người ta đã được nghe quen những câu hát ru xuất phát từ những người phụ nữ trong gia đình, những câu hát ấy đã để lại vô vàn giá trị di sản văn hóa cho dân tộc nói chung và trở thành hơi ấm của tình mẫu tử thiêng liêng nói riêng. Người đàn ông là những người gánh vác công việc nặng cho gia đình, họ cũng tham gia gìn giữ lưu truyền văn hóa truyền thống khi họ thống nhất với việc con cháu mang dòng họ của người phụ nữ. Họ vẫn để cao sứ mệnh và biết ơn công lao của người mẹ người bà là những người chăm sóc cho gia đình. 
 
CHẾ ĐỘ MẪU HỆ - PHỤ HỆ NÓI GÌ VỀ VAI TRÒ CỦA NAM VÀ NỮ 
Bước sang bối cảnh của thời kì mới, chế độ mẫu hệ đã dần được thay thế bằng chế độ phụ hệ. Chế độ phụ hệ cũng xuất hiện ở nhiều vùng miền, đa dạng dân tộc, về sau chế độ này còn được lan rộng hơn khi nam giới luôn chiếm ưu thế về các lĩnh vực kinh tế, chính trị. Ở thời phong kiến, do chịu nhiều ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo hà khắc, chế độ phụ hệ gần như được đề cao và gây ra các cuộc xung đột gia đình, những bất công xảy ra liên tiếp với người phụ nữ. Người phụ phụ nữ không có quyền được lên tiếng, Bởi dân gian xưa quan niệm rằng người phụ nữ chỉ là “phu xướng, phụ tùy”, họ không có tiếng nói trong gia đình, càng không có vị trí ngoài xã hội, họ phải sống “khuôn phép” lệ thuộc vào người đàn ông. Bối cảnh xã hội ở chế độ phụ hệ khiến cuộc hôn nhân có sự khác biệt, đàn ông được phép “ năm thê, bảy thiếp”, trong khi đàn bà còn chẳng hề có quyền lựa chọn. Trong bối cảnh đó, phụ nữ bị đánh đập, bị vùi dập, bị coi như một điềm gở trong quan niệm tín ngưỡng. Từ đó có thể thấy rõ sự đối lập về vị trí và vai trò của người con trai và người con gái trong gia đình, nếu ở giai đoạn chế độ mẫu hệ lên ngôi, người con gái có vị thế dòng tộc, cai quản cả một thế hệ gia đình thì bước sang chế độ phụ hệ, người đàn ông lên nắm quyền chủ yếu toàn bộ lĩnh vực trong đời sống, cán cân hiện thực chưa bao giờ được ngang bằng. 
 
Ngày nay, chế độ mẫu hệ đã không còn tồn tại nhiều và chỉ xuất hiện ở một số nơi do tập tính trồng trọt, cày cấy, những công việc cần sự quản lý, tính toán và quyền lực thuộc về người phụ nữ. Nhưng qua từng thời đại, dù trong các bối cảnh xã hội nào thì người phụ nữ vẫn luôn thể hiện phẩm chất phi thường, họ bao quát, chăm lo cho gia đình mà không hề than vãn, họ vẫn có thể kiếm sống bằng nhiều hình thức công việc khác nhau. Hiện nay, chế độ mẫu hệ vẫn còn phổ biến ở các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian) như Jarai, Êđê, Chăm, Raglai, Churu, cư trú ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, và ở các tộc người thuộc ngữ hệ Nam Á (Austro-Asiatic) như M’nông, K’ho, cư trú ở Nam Tây Nguyên liền kề với các tộc người Nam Đảo. Hơn hết, qua từng giai đoạn lịch sử, người phụ nữ vẫn là những con người ân cần, tỉ mỉ với gia đình, bền bỉ vượt qua mọi khó khăn về đời sống vật chất hay tinh thần, họ là những người mang trái tim ân nghĩa sâu nặng với cuộc sống, với con người. 
 
Bàn luận thêm về mô hình gia đình hiện đại, giáo sư Lý Mai Cẩn, một chuyên gia về lĩnh vực Tâm lý tội phạm học và Tâm lý trẻ em ở Trung Quốc cho rằng một gia đình thế hệ mới, vai trò của người mẹ và người cha tồn tại qua chế độ cũ cần có sự thay đổi. Để có thể nuôi dưỡng, giáo dục con cái đúng cách, người mẹ cần có sự nghiêm khắc để con trưởng thành, độc lập. Ngược lại, nếu người cha trở nên ôn hòa, nhẹ nhàng con cái sẽ cảm thấy an toàn, là chỗ dựa vững vàng về mọi mặt. Với thế hệ gia đình kiểu mẫu, người mẹ hoàn toàn có thể đóng vai trò trụ cột. Dựa trên những đặc tính chung, họ ân cần, nhạy bén với vạn vật, họ bền bỉ vượt qua mọi thử thách về tinh thần, vật chất, tình yêu thương của người phụ nữ đôi khi có thể cảm hóa con người. Về những khía cạnh đó, con cái sinh ra được bồi dưỡng về tinh thần, lớn lên thừa hưởng đức tính nghiêm nghị của người mẹ và dịu dàng từ người cha. . Bản thân con cái khi nhìn cha mẹ của hòa thuận với nhau trong sự nghiệp nuôi dưỡng vun đắp mái ấm cũng sẽ học được nhiều bài học kỹ năng một cách thụ động, người con khi nhìn vào cũng sẽ hiểu ấy là sự phát triển đúng đắn của một gia đình trọn vẹn, con cái sẽ có đầy đủ những điều kiện về đáp ứng về vật chất lẫn tinh thần, từ đó niềm hạnh phúc tạo nên từ một gia đình cân bằng bình đẳng. Đi sâu vào bối cảnh xã hội hiện đại hóa, chế độ phụ hệ và mẫu hệ chỉ còn tồn tại ở những vùng dân tộc thiểu số và chưa thực sự tiếp cận với nền văn hóa mới, nhưng nét truyền thống của gia đình mẫu hệ cũng là điều đáng được tôn vinh khi đề cao vai trò của người phụ nữ trong gia đình cũng như trao cho họ quyền được sống tự do. 
 
RÚT RA NHỮNG BÀI HỌC VĂN HÓA ĐỂ CÙNG XÂY DỰNG MÁI ẤM GIA ĐÌNH 
Từ những vấn đề trên, có thể nói rằng những bài học đúng đắn mà tập tục mẫu hệ Tây Nguyên đã đi sâu vào nhận thức của mỗi thế hệ, ta hiểu được phẩm cách đoan trang, tấm lòng đôn hậu của người phụ nữ. Trong đời sống tín ngưỡng văn hóa như vậy, người phụ nữ có những tác động nhất định tới việc lưu truyền văn hóa dân tộc Tây Nguyên tới con cái, các thế hệ nối tiếp. Thí dụ như việc người mẹ Tây Nguyên dạy con cái nền ẩm thực phong phú của dân tộc hay con cái kế thừa nghề nghiệp truyền thống. Việc lưu truyền văn hóa độc đáo mỗi sắc tộc chính là hình thức khác để thế hệ trẻ ngày nay tiếp cận lịch sử nước nhà. Bên cạnh đó, tập tục mẫu hệ là hế thống chế độ căn bản để càng về sau các tập tục khác mở rộng và phát triển, tạo nên các giai đoạn lịch sử chuyển tiếp văn hóa.       
 
Sau cùng, tập tục mẫu hệ vẫn luôn đọng lại bài học nhân đạo, hướng con người ta tới lối sống lương thiện. Sự tồn tại của hai chế độ văn hóa là sự giao thoa giữa các nền văn hóa khác nhau, từ các vùng miền, sắc tộc. Những nơi ấy giúp ta học hỏi từ cả hai nền văn hóa, từ đó hướng tới sự phát triển chung của gia đình dòng tộc, xu hướng văn hóa hiện đại đề cao sự bình đẳng. Điều cốt yếu nhất của gia đình chính là sự ấm no bình yên và hạnh phúc lâu dài. Vì lẽ đó mà bất kì ai nắm quyền trong gia đình cũng không nên là điều được đề cao, những cặp vợ-chồng, cặp vợ-vợ, chồng-chồng hoặc bất cứ ai là người có sự nghiệp và thu nhập ổn định hơn thì đều có thể làm trụ cột kinh tế, trở thành chỗ dựa vững chắc. Người trụ cột trong gia đình cũng có thể là người chồng hoặc vợ làm những công việc nặng gánh vác được công việc để đảm bảo được chất lượng đời sống một cách tốt nhất. Gia đình luôn là mái ấm gắn kết các thành viên. Một xã hội với những mẫu gia đình hiện đại chiếm đa số sẽ tạo ra môi trường bình đẳng, nơi mà thế hệ trẻ em mang đầy đủ nhận thức đúng đắn về lịch sử, văn hóa xưa. Thế hệ ấy sẽ có sự cảm thông cho số phận của người phụ nữ, chúng thêm trân trọng và biết ơn tới công lao của người phụ nữ trong gia đình. Từ đó các vấn đề toàn cầu cũng sẽ được giải quyết, những cuộc xung đột bất công của người phụ nữ trong những gia đình sẽ không còn tồn đọng. Sự giao thoa giữa tập tục khác nhau để cùng xây dựng lên những mái ấm hạnh phúc cốt yếu tạo ra một xã hội lành mạnh đáp ứng được những nhu cầu về vật chất và tinh thần. Xã hội ấy không để lại cán cân nghiêng về một thế hệ, một giới tính nào hơn bởi mỗi cá thể luôn là những cá thể độc lập và có thể tự xây dựng cho mình những lối sống vun trồng những hạnh phúc cá nhân của mình để tạo nên một cộng đồng phát triển trong tương lai.  
 
Tóm lại, chế độ mẫu hệ đã để lại những dấu ấn thời đại về hình tượng của người phụ nữ Việt, in hằn trong tâm thức con người sau bao nhiêu thời khắc biến đổi qua hàng thế kỷ. Phải chăng, chính điều ấy kiến tạo nên những tác phẩm văn học ngợi ca người phụ nữ với lòng tôn kính ngưỡng vọng?
 
Tác giả: Thùy Trang
_____________________________________
 
Evidenced by the stories in Chinese Mythology, Nüwa is renowned as the mother goddess and a tribal leader in ancient China, who created all living beings on Earth and selflessly bestowed invaluable gifts upon her creations. Likewise, Goddess Gaia is worshiped by the Greeks as the embodiment of “the Earth”, the ancestral mother of all life. The aforementioned goddesses and the like all hold insurmountable powers with their names being ubiquitous for generations of humans, but perhaps being all-powerful and almighty is not their only prominent feature. Above all, these female deities have transcended prejudices revolving around women's power. Since the first seeds of humankind germinated, matriarchy emerged as a key milestone in ancient societies across the globe, with the epitome being matriarchal societies in Tây Nguyên. Today, let us discover this social system with VFSA!
WHAT IS MATRIARCHY?
Dating back to around 8000 years ago, evidence of matriarchy had already been found in the motherlands and cultures of different ethnic groups. For many generations have passed and art forms have been discovered, from cinematography to literature, all fully emphasize the beauty of Vietnamese women as they always carry a sense of altruism within them. First and foremost, we need to understand what the practice of matriarchy is. Matriarchy is defined as a social construct in which women, especially mothers, will take the lead in the family and later on matrilineally pass down their power and inheritance. In the past, the practice of matriarchy was widespread in virtually all ethnic groups in the world. This practice has existed since time immemorial, when tribes would worship a woman as their queen with adoration, and women gradually found a voice and positions for themselves in the community. Matriarchy also originated from labor distribution in primitive times, when men would hunt and protect the tribes while women bore the responsibility of farming to ensure food supplies, educating children, looking after the house, and harmonizing family relations. Thus, the husbandry of crops and animals at the time was preserved and continued to flourish. This charge affected most of the economy, making the role of a mother in the family more crucial. Hence, women took charge of calculating and coordinating in the household.
 
THE FORM OF MATRIARCHY IN CULTURES OF TÂY NGUYÊN ETHNIC MINORITIES 
In the land of Tây Nguyên, the presence of matriarchy is more prominent than ever. The maternal culture of Tây Nguyên has existed in lineages and families for hundreds of years. Children born in Tây Nguyên only acknowledge their mothers, who carried and gave birth to them, with utmost clarity. Perhaps all aspects of life, both real and artificial, honor women. Despite their ethnic differences, women still embody an inherent kindness. Seemingly, the time when Tây Nguyên matriarchy reflected the richest of cultures and traditions was the post-1975 period, when heirlooms and financial roles were passed down to daughters of the next generations. In the matriarchal system of minority groups in Tây Nguyên, the bride’s family plays an active role in planning for the wedding, men stay with their wives’ families, and children use their mothers’ family names. This practice has existed for a long time in the community. It can be said that, from great to minor matters, the decisions all lie in the hand of the oldest woman of the family, as matriarchy advocates the power of a woman's voice, a mellifluous sound that can impact the deepest emotions of the heart. For this reason, matriarchy champions women’s rights and roles, enables them to partake in any social activity, to nurture and protect their families.
 
THE CULTURAL VALUES OF MATRIARCHY TO MINOR ETHNIC GROUPS AND VIETNAMESE IDENTITY 
Since its onset, the practice of matriarchy has contributed priceless cultural values to the people of Tây Nguyên and to the long-lasting identity of Vietnam. The distinctiveness of matriarchal culture in Tây Nguyên ethnic groups can be seen through their traditional costumes,  in which every member of the family owns at least one. Ultimately, the preservation of traditions and customs depends on the conservation of people’ voices and promotion of their ethnic dialects. As evidence, in ethnic minority areas of Đắk Glei district, Kon Tum province, it is mandatory that students wear traditional clothing to school twice a week, and it is typical for the mother to prepare the costumes for them. In addition, women maintain and pass down the craft of brocade weaving on to the next generations, which is regarded as one of the most remarkable cultural heritages of Tây Nguyên. In the family, women are the ones who cook traditional dishes and teach their children how to follow in their footsteps. They sing folk songs, recite fairy tales passed down by their ancestors, which hold important literary values passed down from generation to generation. Since childhood, people have been lulled to sleep by lullabies sung by the women in the family, which later on became a cherished cultural legacy of the ethnic group in general, and the warmth of lofty motherhood in particular. While men are responsible for performing the hard labor required to support the family, they also contribute to the preservation of traditional cultures by agreeing to their children bearing their mother's last name. These men still highly value the role of women and express gratitude for their efforts in maintaining the family.
 
WHAT DO MATRIARCHY - PATRIARCHY HAVE TO SAY ABOUT GENDER ROLES 
Shifting our perspective to the modern world, matriarchy was gradually replaced by patriarchy. Patriarchy is present in more regions, ethnicities, and even more widespread as men took the lead in economic and political aspects. During the feudal times, due to the effects of the hard and fast rules of Confucianism, patriarchy was prioritized, causing dispute in the family and injustice to women. Women did not have the rights to raise their voice, since people back in the day had the notion that “phu xướng, phụ tùy” (Roughly translated: The husband decides, the wife follows). Their opinions worthed nothing in the family, and their position among society was even worse, they were forced to be obedient to men. Patriarchy made unfairness happen in marriage, when men were allowed to have multiple wives at once but women did not even have the right to choose. In that world, women were beaten, restricted, and considered bad luck. From that, we can see the contrast between men and women in terms of position and role in the family. While machiarchy made the women the head of the family who handled every situation of the house, patriarchy made the men dominant and destroyed the balance between male and female.
 
Nowadays, machiarchy is not a commonplace anymore, except in regions where agriculture is still practiced and they need the decision of the women. However, during the eras, regardless of the social context, women continue to show their exceptional traits, they administer, take care of the family without complaining. At the present, matriarchy is still prevalent in ethnic groups with the Austronesian language family such as Jarai, Rhade, Raglai, Churu, etc. or the Austro-Asiatic language family, namely Munong people, Koho people. During the centuries, women are still people with extraordinarily attentiveness and gentleness, who resiliently overcome any hardship in life, they are the people with great gratefulness dedicated to nature, humans. 
 
Commenting on the modern family model, Professor Li Meijin, an expert in Criminal Psychology and Children Psychology stated that in a modern family, the role of the mom and the dad in the old family need changes. In order to achieve effective nurturing of the child, the mom needs the firmness for the kid to be independent. Contrarily, the dad needs to be gentle for the kid to feel safe. With a model family, the mom absolutely can be the breadwinner. Based on their shared characteristics, women are considerate, sensitive with nature, they steadfastly overcome any mental and physical challenges. A woman’s love can sometimes get through people. With such facets, the offspring will be mentally well-nurtured, growing up to inherit solemnity from the mother and tenderness from the father. The children themselves, when witnessing their parents building the family in harmony, get to passively learn many a lesson. The children can acknowledge what is a healthy development of a fulfilling family, the attainment of mental and physical needs, hence the happiness of a non-discriminatory family. Deep dive into the set of modernized society, matriarchy and patriarchy now only exists in minority groups and yet to approach new civilizations. Nonetheless, the traditional trait of matrilineal families still is worthy of praise as it pays homage to the roles of women in the family as much as championing their rights to live freely.
 
ASSIMILATE CULTURAL LESSONS TO HARMONIZE FAMILY RELATIONS 
Based on the foregoing, the proper lessons that the Central Highlands' matriarchal customs have deeply ingrained in the awareness of each generation, we realize good-natured women and their dignified manner. In such cultural beliefs, women have specific effects on the transmission of Central Highlands ethnic culture to their children and the next generations. Central Highlands mothers, for example, teach their children the rich national cuisine or pass on traditional occupations to their offsprings. Another way for today's youthf to approach their country's past is through the transmission of each ethnic group's unique culture. Furthermore, matrilineal norms serve as the foundation for other customs to extend and evolve later, resulting in historical times of cultural shift.
 
Finally, matriarchal customs always leave behind ethical values, guiding people towards an honest lifestyle. The existence of two cultural regimes is the interference between different cultures, from various regions and ethnicities. Those places help us learn from both cultures, thereby leading to the development of both the family and the modern cultural trend that promotes equality. The most crucial thing for a family is prosperity, peace, and lasting happiness. As a result, whoever holds power in the family should not be promoted, and couples, husband-wife couples, husband-husband couples, or anyone having a more stable career and income can all be economic pillars and solid support. The breadwinner of the family can be either the husband or the wife, as they pick up the hard labor to best ensure quality of life for their family. Family will always be the “oyster” to every member of it. A society with the majority of modern family stereotypes creates an equal environment, where generations of children get to learn rightfully about history and ancient traditions. That generations are nurtured to be sympathetic to the fates of women, they will not take for granted and further appreciate the women in their family. From that point onward, global issues will be gradually resolved, conflicts regarding gender inequality in the household will vanish. The intertwining of different customs with a shared goal of building happy families, at the end, is to design a society with a wealth of health, granting physical and mental needs for its people. Such society will not show any favoritism towards a generation or gender, because every individual is independent and able to live a life of their own with personal contentment, creating a developed community in the future. To brief it, matriarchy has imprinted the timeless image of Vietnamese women in human’s consciousness albeit many ups and downs in centuries. Perchance, these milestones are the precedence of literature works that honor women with deepest adoration?
 
Author : Thuy Trang

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *