[GIAI ĐOẠN MỘT VÀ HAI CỦA NỮ QUYỀN] – [THE FIRST AND SECOND WAVE OF FEMINISM]
[GIAI ĐOẠN MỘT VÀ HAI CỦA NỮ QUYỀN] – [THE FIRST AND SECOND WAVE OF FEMINISM]

The rights we take for granted in this day and age are the result of ferocious struggle that cost blood, sweat and tears, of countless women before us.

Cụm từ “làn sóng nữ quyền” (Waves of feminism) chắc hẳn đã không còn xa lạ với chúng ta. Một số nhà sử học nói rằng nữ quyền hiện đại lấy nguồn gốc từ nền văn minh Hy Lạp cổ với Sappho (570 TCN), hoặc là thời kì trung đại với Hildegard xứ Bingen (1179) và Christine de Pisan (1434). Ngoài ra, Mary Wollstonecraft (1797) và  Jane Austen (1817) cũng được biết đến là “mẹ đẻ” của phong trào nữ quyền. Tuy nhiên, dấu mốc chính thức cho phong trào nữ quyền đầu tiên bắt đầu vào những năm giữa thế kỉ XIX. Vậy, giai đoạn một và hai của Phong trào Nữ quyền trên Thế giới có những gì?
                        
Ngược dòng thời gian trở về những năm 1830-1840, ở Hoa Kỳ - nơi được mệnh danh là miền đất của sự dân chủ nhưng lại tồn tại những định kiến gò bó về quyền lợi của nữ giới: những người phụ nữ nơi đây lại không được đi bầu cử, cuộc sống mỗi ngày chỉ xoay quanh căn bếp và phòng ngủ… Càng đau lòng hơn, khi những người đàn ông nô nức đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống thì người phụ nữ tần tảo ấy lại phải “giam” mình trong căn nhà, bồng bế đứa con nhỏ, tâm trí họ như bị “cô lập” trong bốn bức tường ấy với bao suy tư, trắc trở. Đó chính là vấn đề mà phong trào nữ quyền đầu tiên đứng ra để giải quyết. 
 
Làn sóng nữ quyền thứ nhất chính thức được bắt đầu bởi hội nghị Seneca Falls được tổ chức vào năm 1848 - khi 300 người phụ nữ cùng tập hợp lại để đấu tranh cho sự công bằng của phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Elizabeth Canton Stanton với Lucretia Coffin Mott. “Tuyên ngôn của Cảm xúc” (Declaration of Sentiments) được chắp bút bởi Elizabeth Stanton đã tuyên bố một cách hùng hồn: “Chúng tôi coi những chân lý này là hiển nhiên: rằng tất cả nam giới và phụ nữ đều bình đẳng; rằng họ được Tạo hóa ban tặng cho một số quyền bất khả xâm phạm.” Có thể nói, Hội nghị Seneca Falls năm 1848 đã đánh dấu bước đi đầu tiên của người phụ nữ trong cuộc biểu tình kéo dài hơn 70 năm giành quyền bỏ phiếu, và chỉ khi vào năm 1920, Tu chính án 19 Hiến pháp Hoa Kỳ cuối cùng đã được ban hành, thì cuộc biểu tình này mới kết thúc: những người phụ nữ ở Hoa Kỳ đã có những tấm phiếu bầu cử đầu tiên. 
 
Có thể thấy, làn sóng đầu tiên của nữ quyền tập trung chủ yếu vào quyền lợi chính trị của người phụ nữ, đặc biệt là quyền được bỏ phiếu. Như chúng ta đã nhắc tới ở trên, Elizabeth Cady Stanton là một trong những hình tượng tiêu biểu và then chốt trong làn sóng này. Sinh ra vào năm 1815 ở Johnstown, New York, từ nhỏ bà đã được người bố luật sư của mình dạy những kiến thức cơ bản về luật pháp. Bà Stanton lớn lên trong gia đình danh tiếng nhất Johnstown, học tại Học viện Johnstown và Trường Nội trú Emma Willard. Khi bà và chồng mình, Henry Stanton, một giảng viên về chủ nghĩa bãi nô cùng tham gia hội nghị phản đối chế độ nô lệ ở London, cuộc gặp gỡ định mệnh của bà với một nhà hoạt động theo chủ nghĩa bãi nô khác Lucretia Mott diễn ra. Cả hai nhanh chóng tìm được tiếng nói chung bởi cả bà và Lucretia đều cảm thấy phẫn uất trước sự cấm đoán phụ nữ ở những hội nghị chính trị. Họ đã thề với nhau rằng sẽ tổ chức một hội nghị dành riêng cho phụ nữ và tám năm sau, hội nghị Seneca Falls đã diễn ra. Stanton đã chắp bút cho Tuyên ngôn Cảm xúc bằng cách khéo léo thêm chữ “phụ nữ” ở tất cả mọi quyền lợi trong chính bản Tuyên ngôn Độc Lập của nước Mỹ. Bản tuyên ngôn đã nhấn mạnh việc nâng cao vị thế của phụ nữ trong xã hội và đưa ra 18 khiếu nại từ việc phụ nữ gần như không có quyền kiểm soát tài sản và đồng lương cho đến những khó khăn khi giành quyền nuôi con khi ly hôn. Mặc dù chỉ có một trăm trong ba trăm người tham gia đã ký bản tuyên ngôn, thế nhưng,  Tuyên ngôn Cảm xúc vẫn là tư liệu mang tính bước ngoặt cho những thay đổi về xã hội và luật pháp sau này. Chưa dừng lại ở đó, Elizabeth Stanton đã cùng Susan B. Anthony thành lập ra National Women Suffrage (Hiệp hội Quyền bầu cử của Phụ nữ Quốc gia) và đã sản xuất ra tờ báo The Revolution như một vũ khí để đấu tranh. Cuối đời, bà tập trung vào viết sách và một số tác phẩm tiêu biểu nhất của bà là "Woman's Bible" (Kinh thánh của Phụ nữ) và "History of Woman Suffrage" (Lịch sử về quyền phụ nữ). Bà mất năm 1902, 18 năm trước khi tấm phiếu đầu tiên đến tay người phụ nữ của Hoa Kỳ, nhưng công lao của bà với tư cách như một  người tiên phong trong cuộc biểu tình dài gần 70 năm cho quyền bầu cử của phụ nữ sẽ mãi được lưu lại trong sử sách.  
                                           
Thế nhưng, nếu muốn viết một cách bao quát nhất về giai đoạn này thì chúng ta phải đặt nó vào bối cảnh lịch sử của thế giới. Đó là khi một phong trào quan trọng nữa đang diễn ra vào những năm giữa thế kỉ XIX - phong trào bãi nô. Và, Sojourner Truth là nhà hoạt động nữ da màu thành công trong việc kết hợp hai phong trào này. Sinh ra trong gia đình nô lệ, Truth bị bán đi khi mới chỉ mười ba tuổi cho John Neely nhưng cuối cùng bà lại rơi vào tay John Dumont - một chủ nô đặc biệt có thói quen đánh đập nô lệ. Được thả tự do khi Luật chống chế độ nô lệ của New York được ban hành vào năm 1827, bà tham gia vào tổ chức bãi nô Northampton Association of Education (Tổ chức giáo dục Northampton), nơi mà bà bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một nhà hoạt động vào năm 1844. Bài phát biểu của bà ở Hội nghị Phụ nữ ở Ohio “Ain’t I a woman” (tạm dịch: “Tôi không phải là phụ nữ sao?”) là bài phát biểu quan trọng nhất trong sự nghiệp của bà cũng như trong lịch sử đấu tranh cho quyền lợi của người phụ nữ, bởi nó đã thể hiện một lối khai thác mới khi lập luận cho quyền được bầu cử. Những bi kịch mà Sojourner Truth đã trải qua khi làm nô lệ - từ việc bị đánh đập, làm việc quần quật ở trên cánh đồng cho đến nỗi đau xót của bà khi thấy cả đàn con của mình bị bán đi đã trở thành minh chứng hùng hồn cho sức mạnh của người phụ nữ, rằng chẳng có lý gì mà người phụ nữ không có quyền được nâng niu hay đối xử nhẹ nhàng. Nếu người phụ nữ có thể chịu đòn roi không kém gì người đàn ông, thì chẳng có lý do gì để cô ấy không xứng đáng nhận quyền bầu cử: I could work as much and eat as much as a man – when I could get it – and bear the lash as well!. Từ những trải nghiệm cá nhân đó của mình, Truth đã đưa ra lập luận không thể chối cãi cho quyền lợi được bầu cử của người phụ nữ và người da màu. Bà mất tại nhà vào năm 1883, thế nhưng bài phát biểu của bà vẫn truyền cảm hứng tới vô vàn những nhà hoạt động về nữ quyền và quyền lợi của người da màu mai sau.
 
Tiếp nối làn sóng thứ nhất là làn sóng nữ quyền thứ hai bắt đầu từ những năm 1960 và kéo dài tới những năm 1990. Sinh ra trong thời hậu chiến - khi tư tưởng phụ nữ phải ở nhà làm nội trợ lại một lần nữa tràn ngập đại chúng, làn sóng này đã xây lên khát vọng giải phóng phụ nữ khỏi căn nhà tù túng của họ. Họ dùng lý thuyết và văn chương để lên án những mối đe dọa mà người phụ nữ gặp phải trong nhà lẫn ngoài công chúng: hiếp dâm, bạo hành trong gia đình, quấy rối nơi làm việc, quyền sinh đẻ,... và truyền tải kiến thức về những áp bức và sự phân biệt đối xử mà người phụ nữ phải hứng chịu. Phải chăng sự tự do chính là thứ mà họ luôn khao khát: tự do về thể xác, về việc làm, tự do khỏi những định kiến, khỏi những vai trò truyền thống bị áp đặt bởi xã hội? Phong trào thứ hai đã vươn ra khắp thế giới và nhận được sự tham gia của người phụ nữ ở mọi sắc tộc, thậm chí là cả những người phụ nữ thuộc cộng đồng LGBTQ+. Họ cũng gặt hái được thành công trong nhiều lĩnh vực: thuốc tránh thai đã được thông qua bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ vào năm 1960, mang lại cho người phụ nữ nhiều quyền kiểm soát hơn về quyền sinh đẻ, phụ nữ được cấp quyền sử dụng thẻ tín dụng và đăng ký các khoản vay thế chấp. Quan trọng hơn hết là ở trong làn sóng thứ hai, nhận thức của người phụ nữ về những định kiến xã hội đang đàn áp họ đã được cải thiện đáng kể. 
                                       
Phong trào thứ hai đặc trưng bởi sự xuất hiện những tư tưởng và lý thuyết mới về nữ quyền và giá trị của người phụ nữ. Ấn phẩm then chốt mà đã góp phần khởi xướng làn sóng cũng như đặt nền tảng cho tất cả những tư tưởng sau này chính là “The Feminine Mystique” (Bí ẩn tính nữ) của nhà văn, nhà hoạt động Betty Friedan. Betty Friedan chào đời ngày 4/2/1921 tại Peoria, bang Illinois, Hoa Kỳ, trong một gia đình gốc Do Thái. Bà học tại trường đại học nữ giới Smith và là một trong những học sinh có thành tích xuất sắc. Friedan tốt nghiệp vào năm 1942 và trong một cuộc họp mặt sau 15 năm ra trường, bà đã đưa ra một cuộc khảo sát với các bạn học nữ - những bà nội trợ mà đạt chuẩn tất cả những chỉ tiêu mà xã hội đề ra: được làm nội trợ, làm vợ và làm mẹ - về mức độ hạnh phúc của họ. Kết quả của cuộc khảo sát đã cho thấy sự chán nản và buồn bực của người phụ nữ với cuộc sống kể cả khi họ có được tất cả những thứ mà xã hội mặc định sẽ làm họ hạnh phúc. Chính kết quả của nghiên cứu đó đã làm tiền đề cho “The Feminine Mystique” (Bí ẩn tính nữ) - một cuốn sách mà đã làm tan đi làn sương xung quanh tính nữ - rằng tất cả những gì người phụ nữ cần chỉ là một người đàn ông, con cái và hôn nhân. Cuốn sách đã lên tiếng phản đối tư tưởng thịnh hành thời bấy giờ rằng để một người phụ nữ có thể nữ tính thì không nên làm việc, học tập hay có quan điểm chính trị và đã liên kết sự bất mãn của người phụ nữ với gốc rễ xã hội và lịch sử. Cuốn sách đã chạm tới trái tim của hàng nghìn người phụ nữ nước Mỹ, dần về sau đã nâng tầm nhận thức của họ về giá trị của phái nữ; cũng chính từ đó mà làn sóng thứ hai nổ ra với ước muốn phá bỏ sự “bí ẩn” mà đã cản trở phái nữ trong việc giành lại sự tự do. Friedan còn đồng sáng lập và là Chủ tịch Tổ chức Phụ nữ Quốc gia (NOW) và đã tổ chức Cuộc Bãi công Phụ nữ Toàn quốc đòi Bình đẳng vào ngày 26 tháng 8, nhân kỷ niệm 50 năm sửa Hiến pháp đem lại cho phụ nữ quyền bầu cử, thu hút hơn 50.000 phụ nữ và nam giới. Bà mất vào ngày 4 tháng 12 năm 2006. Làn sóng thứ hai tiếp nối làn sóng thứ nhất trong việc bảo vệ những quyền cơ bản của người phụ nữ và đặc biệt nhấn mạnh sự quan trọng của quyền thân thể. 
 
Mỗi giai đoạn nữ quyền đều mang những tư tưởng khác nhau và mỗi nhà tiên phong lại có một lý tưởng rất riêng. Có lẽ, chúng ta sẽ nhận thấy được ngay những tư tưởng nào sai lệch, lỗi thời còn những tư tưởng nào giữ được giá trị cho đến ngày hôm nay. Chúng ta có thể dễ dàng chỉ trích những nhà tiên phong đó vì lối suy nghĩ cổ hủ, thế nhưng hãy hiểu rằng mỗi nhà hoạt động vì nữ quyền đều đấu tranh cho một mục đích cao cả: đó chính là cải thiện cuộc sống của người phụ nữ, cho họ quyền được sống, được yêu, được bảo vệ bản thân. Những quyền lợi mà chúng ta coi là hiển nhiên ngày hôm nay là kết quả của quá trình đấu tranh kịch liệt đã tốn đi bao nhiêu mồ hôi, nước mắt, hơn thế nữa chính là cả xương máu của biết bao người phụ nữ đi trước.
 
Tác giả: Trần Hà Phương
_____________________________________
“Waves of feminism” is a term that is undoubtedly familiar to us. According to some historians, the foundations of modern feminism can be found in either the medieval era, with Hildegard of Bingen (1179), or the ancient Greek culture, with Sapo (570 BC). Additionally, Jane Austen (1817) and Mary Wollstonecraft (1797) are considered as the “mothers” of the feminist revolution. Still, the feminist movement’s first significant step was taken in the middle of the nineteenth century. What are the World Feminist Movement’s Phases One and Two about, then?
 
Going back in time to the period between the years 1830 - 1840, women’s rights were still mostly stereotyped in the United States, which is known as the “land of democracy”, in which they were prohibited from voting and lived primarily in the kitchen and the bedroom. Even more tragically, ladies had to be “incarcerated” in the house with their children while the overjoyed men were out to vote for their president. Those poor women’s minds appeared to be “confined” within those four walls, filled with numerous problems and concerns. That was the topic that the original feminist movement endeavored to confront.
 
The Seneca Falls convention, which was held in 1848 and brought together 300 women to fight for women’s equality under the direction of Elizabeth Canton Stanton and Lucretia Coffin Mott, officially commenced the first wave of feminism. In her “Declaration of Sentiments”, Elizabeth Stanton beautifully quotes: “We hold these truths to be self-evident, that all men and women are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable Rights.” When the 19th Amendment to the United States Constitution was ultimately approved in 1920, it can be said that the Seneca Falls Conference in 1848 was the first step taken by women in the more than 70-year-long battle for their own rights. Amendment was finally passed in 1920 and that is when American women received their very first freedom to vote. 
 
As apparently obvious, the primary focus of the first wave of feminism was on the political rights of women, particularly their capacity to vote. Elizabeth Cady Stanton was one of the important individuals in this wave, as mentioned earlier. She was born in Johnstown, New York in 1815, and her lawyer father started teaching her the fundamentals of the law at a young age. Mrs. Stanton grew up in a prosperous family in Johnstown, and attended Emma Willard Boarding School and Johnstown Academy. When she and her husband, Henry Stanton, an abolitionist lecturer, attended an anti-slavery conference in London, she had a life-changing encounter with another abolitionist fighter, Lucretia Mott whom she quickly connected over their shared dislike of the ban on women attending political gatherings. Eight years later they made a commitment to one another to hold a conference just for women. That is how the Seneca Falls convention began. The “Declaration of Sentiments” was written by Stanton through cleverly tying the word “women” to every right in the “American Declaration of Independence”. The manifesto placed a strong emphasis on the empowerment of women in society and listed 18 grievances, ranging from women’s almost complete lack of control over property and earnings to challenges obtaining guardianship of children after divorce. Even though only 100 out of the 300 participants signed the manifesto, it is nonetheless regarded as an essential piece for later social and legislative developments. Elizabeth Stanton and Susan B.Anthony didn’t stop there. They established the National Women’s Suffrage ( National Woman's Suffrage Association ) and published The Revolution journal as an instrument for resistance. The “Woman’s Bible” and “History of Woman Suffrage” are two of her most known writings. She focused on authoring books toward the end of her life. She passed away in 1902, 18 years before the very first American women received the right to vote, but her contribution to the nearly 70-year-long battle for women’s suffrage will always be cherished.
 
However, we must place this time period In the context of world history if we want to write about it in the most thorough way. The abolitionist movement was undergoing a further major  shift at that time in the middle of the nineteenth century. In combining these two revolutions, Sojourner Truth is a successful black female activist. Truth was born into a family of slaves and sold to John Neely at the age of 13, but he later sent her to John Dumont, a unique slave owner, who had a penchant for beating his captives. She joined the Northampton Association of Education after being set free by New York’s Anti-Slavery Law in 1827. In 1844, there, she started her career as an activist. The most significant speech in her career and in the history of the fight for women’s rights is her “Ain’t i a woman” discussion at the Ohio Women’s Conference, which marks an innovative approach in the campaign for the right to vote. That is evidenced by the traumas that Sojourner Truth went through while she was a slave, like being beaten, working in the fields, and being heartbroken when she watched all of her kids sold, which speaks powerfully to the strength of a woman. There is no justification for denying a woman the right to be pampered or given preferential treatment. There is no reason why a woman shouldn’t be entitled to vote if she can endure the same amount of suffering as a man: “I could work as much and eat as much as a man - when I could get it - and bear the lash as well!” Truth presented a compelling case for the right to vote for women and people of color based on her personal experiences. Her speech continues to motivate numerous future feminist and civil rights activists even though she passed away at home in 1883.
 
Following the first wave of feminism is the start of the second, lasting from 1960 to the 1990s. Established during the post-war period - when the mainstream mindset was that women were obliged to stay at home and do housework, this wave sparked the desire to free women from the confines of their homes. They used philosophy and literature to condemn the domestic and public threats women encountered, such as rape, domestic abuse, workplace harassment, and  birth rights violation, ect,  and bring awareness to the oppression and discrimination they were constantly under. Was it freedom that they craved - the freedom of body, of occupation, of conscience? The second wave spreaded across the globe and received participation from women of all races, even those in the LGBTQ+ community. It had also achieved great success in various aspects: the legislation of  birth control pills was passed by the U.S Food and Drug Administration in 1960, women were equipped with more control over birthright, and the usage of credit cards and registration for mortgage loans were permitted. Above all, the second wave had significantly increased women’s awareness of the oppressing social prejudices.
 
The second wave was signified by the appearance of new ideologies  and attitudes towards feminism and the value of women. The crucial publication that contributed to the initiation of the wave, as well as set the ground for all future beliefs was “The feminine mystique” from writer and activist Betty Friedan. Betty Friedan was born on February 4th, 1921, in Peoria, Illinois state, in the United States, in a family of Jewish origin. She attended  Smith college and was one of the top students with outstanding academic performance. Friedan graduated in 1942 and during a get-together after 15 years of graduation, she gave out a survey to female students, who were now stereotypical housewives, about their level of happiness. The survey’ results implied the  high levels of dissatisfaction amongst women despite having acquired all the things the general public deemed that would make them happy. These results became the premise for “The Feminine Mystique” - a book that cleared out the confusion surrounding femininity - that all women needed was a man, children and marriage. The book raised objection towards the current mentality that in order for a woman to be feminine, they shouldn’t work, study or have any political views, and was linked to the dissatisfaction of women with societal and historic cores. It touched the hearts of thousands of U.S women and gradually raised their awareness about the value of women, prompting the rise of the second wave feminist movement, aspiring to break the “mystique” that obstructed women during their process of regaining freedom. Friedan also cofounded and was the President of the National Organisation for Women (NOW) and organized the nationwide Women’s Strike for Equality on August 26th, celebrating the 50th anniversary of the Nineteenth Amendment to the United States Constitution granting women the right to vote, attracting over 50,000 people of both genders. She passed away on December 4th, 2006. The second wave followed the first in the protection of basic rights for women and specifically emphasized the importance of bodily autonomy. 
 
Each wave of feminism brought different mindsets and each pioneer had their distinct ideal. Supposedly, we can instantly recognize which one is fallacious and old-fashioned and which still holds its value even until today. We may easily criticize those innovators due to their outdated way of thinking, but we should also take into consideration that each women activist strive for a higher purpose of improving the lives of women, giving them the rights to live, to love, to protect themselves. The rights we take for granted in this day and age are the result of ferocious struggle that cost blood, sweat and tears, of countless women before us.
 
Author: Tran Ha Phuong
Translators: Nguyen Han, Tra My

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *