[TỤC ĐA THÊ] – [POLYGAMY]
[TỤC ĐA THÊ] – [POLYGAMY]

Why did the tradition of polygamy cause women in the past to continuously live in abandonment, to live in a loveless world? Let's travel back in time with VFSA to see how polygamy had affected women at the time and why it was a great mistake.

 “Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm thì mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không.”        
(trích “ Làm lẽ “ - Hồ Xuân Hương)
 
Những câu thơ ấy đã thể hiện hết thảy những phẫn uất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương với những bất công mà mình phải chịu đựng. Phải chăng vì thế mà bà đã dồn nén bao nhiêu ấm ức về chế độ đa thê vào bài thơ “Làm lẽ”? Tại sao cái tục đa thê ấy lại làm cho những người phụ nữ thời xưa lúc nào cũng phải sống trong sự ruồng rẫy, lúc nào cũng phải sống ở cái nơi mà tình yêu thương dường như bao giờ cũng héo cạn? Sau đây, hãy cùng VSWA ngược dòng thời gian quay trở về những năm xưa, để cùng hiểu rõ xem chế độ đa thê đã ảnh hưởng mạnh đến những người con gái thời ấy như thế nào và tại sao chế độ ấy lại là một sự sai lầm nhé!
 
Trước hết, đa thê hay phức hôn là một tập tục đã xuất hiện từ rất lâu. Khi một người đàn ông có nhiều người vợ trong cùng một thời điểm, hay nói cách khác là có mối quan hệ hôn nhân với nhiều người phụ nữ cùng lúc thì sẽ gọi là đa thê. Chế độ này đã từng phổ biến và được coi là hợp pháp dưới thời phong kiến của hầu hết các nước Phương Đông, thế nhưng hiện nay, chế độ này dường như chỉ còn tồn tại ở một số các dân tộc miền núi, Châu Phi và các nước theo đạo Hồi. Tục đa thê được hình thành và bắt nguồn bởi một số lý do chính. Người ta thường cho rằng tục đa thê xuất phát từ các tư tưởng tôn giáo vô cùng đa dạng và thịnh hành, có thể kể đến như Hồi giáo, Hindu giáo, Nho giáo, Phật giáo,… Tuy nhiên, lý do này chỉ là một phần vô cùng nhỏ. Ví dụ như dưới góc độ của Hồi giáo, đa thê như là một công việc từ thiện khi những người đàn ông theo đạo này được khuyến khích lấy những người phụ nữ bị bức hiếp và mồ côi - những người bị coi là rẻ mạt và nghiễm nhiên phải chịu sự khinh miệt thời bấy giờ. Vậy nên có lẽ, tôn giáo chỉ là một cái cớ để bao biện cho những kẻ đàn ông muốn lạm dụng tín ngưỡng để thỏa mãn mong muốn, dục lạc của chính họ. Đó còn chính là những kẻ đã khiến cho quan điểm “Phụ nữ chỉ là một cái máy đẻ không bao giờ có quyền lên tiếng, chỉ là cái ngữ đàn bà phụ thuộc vào đàn ông” càng ngày càng vững chắc.
 
Vậy, chế độ đa thê này tác động lớn đến phụ nữ như thế nào? Đầu tiên, tục đa thê khiến cho người phụ nữ mất đi quyền yêu và được yêu. Lý do rất đơn giản, đó là vì chế độ đa thê hầu hết không xuất phát từ tình yêu chân thành, từ cái xúc cảm thanh thuần hay những rung động mới chớm nở. Như đã nói ở trên, thời xưa, phụ nữ chỉ được coi như  “công cụ sinh sản” để giữ vững nòi giống, được coi như một “tài sản” có thể được tuỳ ý bán đi. Như ở Indonesia, quan điểm ấy rất phổ biến khi người đàn ông có thể có nhiều mối quan hệ hôn nhân với nhiều người phụ nữ, hắn ta cam kết sẽ đối xử công bằng với những người vợ của hắn, thế nhưng, nó dường như chỉ là lời thề hứa có tác dụng trên giấy trắng mực đen. Bởi, khi một người vợ không thể sinh cho hắn một đứa con (thường là con trai), người vợ ấy sẽ phải cắn răng mà chấp nhận câu chuyện đa thê ấy tiếp diễn, đúng như quan niệm “Phụ nữ chỉ như một cái máy đẻ, khi cái máy không còn giá trị sử dụng thì sẽ phải vứt”. Không chỉ vậy, việc có năm thê bảy thiếp của người đàn ông cũng là một biểu hiện rõ ràng của sự hạ thấp giá trị của người phụ nữ. Nhất là với thời bấy giờ, sự trân trọng người vợ của mình đối với đàn ông hầu hết là bằng không, thì sự tự quyết định, có chính kiến và quyền riêng tư của những người phụ nữ dường như chỉ là một giấc mơ viển vông và xa vời. Từ đời này qua đời khác, những sự việc tương tự nhau cứ lặp lại như vậy, dần dần, những ngọn lửa cháy bỏng,  những ngọn lửa với niềm tin khao khát một tình yêu đẹp tựa cổ tích của các cô gái xưa càng ngày càng bị dập tắt, khiến cho tình yêu đối với họ chỉ như một xiềng xích cứng nhắc, tựa như một biển lửa đang vùng vẫy trước mặt con thiêu thân. Cái vòng lặp ấy như vòng lặp của giấc mơ và hiện thực, của khao khát và tuyệt vọng, bởi, khi thực hiện được một nửa phần đường của khao khát là khi lấy chồng, một nửa phần đường sau lại đầy rẫy những tuyệt vọng khi phải sống kiếp chồng chung, làm vợ lẽ. Đương nhiên rằng,  đâu đó vẫn có những trường hợp của những người sẵn sàng chia sẻ rằng đa thê không tác động quá mạnh với những người phụ nữ, thế nhưng, đây chỉ là một số trường hợp rất hiếm gặp mà thôi.
 
Chưa dừng lại ở đó, tục đa thê còn khiến phụ nữ mất đi quyền tự chủ của mình. Ngược dòng thời gian về những thời xa xưa, thiên “Giao đặc sinh” có ghi chép rằng: "Phụ nữ là phải theo người, lúc nhỏ theo cha theo anh, lấy chồng thì theo chồng, chồng chết thì theo con". Quan niệm ấy chẳng khác nào một cái vòng luẩn quẩn mà những chú kiến mất phương hướng cứ đi theo, để rồi mất dần sức lực và chết.“Quan niệm ấy có khác nào nói rằng, những người phụ nữ không được quyền lựa chọn trong cuộc sống của mình, dù có vẫn sống cũng chỉ được coi như đang “tồn tại” không?” Ngoài ra, ở thời xưa, việc phụ nữ phải dùng tên của chồng mình được coi là một điều nghiễm nhiên. Nhìn ở góc độ của một số người, đây là một vấn đề không đáng bàn đến, thậm chí là vô cùng tốt, bởi việc dùng cái tên mới như đánh một dấu mốc “nổi bật” mới trong cuộc đời của họ. Tuy nhiên, nếu suy ngẫm rộng và kỹ hơn, việc này chẳng phải là minh chứng rõ rệt cho sự gò bó và bị kiểm soát chặt chẽ của phụ nữ ư? Bởi, được trao một cái tên mới đồng nghĩa với việc mất đi cái tên ban đầu mà cha mẹ đã đặt - khác nào là trao cả phần đời còn lại của bản thân cho người chồng mà không thể tự viết tiếp cuộc đời của mình, khác nào là chấp nhận để thân phận của bản thân phụ thuộc, dính chặt vào người chồng không?
Còn ở thời nay, quan niệm cũ ấy tuy không còn quá phổ biến nhưng nó cũng đã ăn sâu vào trong tâm trí của những người phụ nữ, rất khó để có thể xoá bỏ. Một bộ phận phụ nữ thời nay, đặc biệt là những người lớn lên trong những gia đình gia trưởng, vẫn còn đồng ý với tư tưởng “Trọng nam khinh nữ”, “Phụ nữ chẳng bao giờ có thể làm được những việc mà đàn ông làm” , “Phụ nữ không được giỏi giang và khỏe mạnh bằng đàn ông”,...Ở một số trường hợp, quan niệm này hằn sâu tới nỗi những người phụ nữ ấy trở nên ỷ lại, không có ý chí cầu tiến và bảo thủ. Đương nhiên rằng, nếu những trường hợp như vậy chiếm đa số, không đếm xuể, thì xã hội sẽ bị tác động một cách tiêu cực, nó sẽ góp phần khiến cho gánh nặng mà nam giới phải gánh vác là ngày càng nhiều thêm, và nữ giới sẽ mãi mãi không thể nhận thức được khả năng, giá trị to lớn mà bản thân có thể đem lại cho chính mình, cho cộng đồng. Cũng chính vì lý do này, chế độ đa thê nghiễm nhiên vẫn còn tồn tại trong các gia đình, khó có thể đẩy lùi hoàn toàn. 
 
Cái ảnh hưởng bởi quan niệm từ đa thê còn lớn đến nỗi, ta có thể nhận thấy rằng, phụ nữ thời xưa và phụ nữ thời nay đều có một điểm chung - đó là đều phải hứng chịu và bị bó buộc những “quy chuẩn dành cho con gái”, chỉ cần lệch một chút, thì những ánh mắt, những lời ra tiếng vào tuy vô hình mà hữu hình trở thành sợi dây siết chặt họ đến ngột ngạt, khiến cho phụ nữ được sinh ra liền cảm thấy bất hạnh, chỉ biết than trời tại sao lại đầu thai cho mình thành phái nữ. Điển hình như khi một người phụ nữ ly dị chồng mình, chắc chắn rằng, hầu hết người thân, họ hàng, bạn bè đều dè bỉu, khinh miệt cho rằng đây là một kẻ bỏ chồng tồi tệ, hẳn là phải làm những điều gì thật ghê tởm và trái pháp luật thì mới ly hôn,... Thế nhưng, bất công thay, những kẻ bình phẩm nhân cách của người khác đâu phải là người trong cuộc, đâu phải là người thấu tình đạt lý được mọi sự việc mà dám có tư cách hạ nhục, phỉ báng người khác! Nhưng, cho dù người phụ nữ có lên tiếng giải thích thì cũng bị những ngữ ấy cho rằng đó là bao biện, và càng ngày càng xét nét thậm tệ hơn. Chính bởi lẽ ấy, những người phụ nữ vô hình chung bị gò ép phải chung thuỷ cả đời với chồng, luôn luôn phải nghe lời chồng để giữ lấy cuộc hôn nhân đầy giả tạo và ngột ngạt, bởi chính cuộc hôn nhân không khác gì tù giam ấy chính là cái mác tình yêu đích thực, hạnh phúc gia đình của người phụ nữ.
 
Chưa hết, đa thê chính là một tên gọi khác của ngoại tình nhưng phụ nữ không bao giờ được quyền ý kiến.  Dâng hiến cả một cuộc đời cho người chồng, dốc hết tất cả tâm sức để nâng niu gia đình, vậy nên, khi thấy người chồng mình hết mực yêu thương đi ngoại tình với người đàn bà khác, thử hỏi, nỗi mất mát ấy sẽ cứa vào trái tim người vợ đau đến nhường nào? Niềm tin sụp đổ, tình cảm tan vỡ - tựa như hàng ngàn con kiến từ từ gặm nhấm cho đến bào mòn sức lực. Như chuyện tình của vua Bảo Đại - người được biết đến như vị vua duy nhất của Việt Nam đi theo chế độ một vợ - một chồng, người được biết đến như có chuyện tình đẹp tựa cổ tích với hoàng hậu Nam Phương, sau cùng ông vẫn ngoại tình. Việc ngoại tình ấy khiến cho tình yêu vô bờ của hoàng hậu dường như chẳng còn được hồi đáp, niềm tin với người mình yêu cũng dần dần tan thành từng mảnh. Tuy không có quyền kiện, nhưng hoàng hậu Nam Phương đã khiến cho ai ai cũng phải nể phục bởi lá thư 66 chữ gửi “cô vợ nhỏ” của vua: “Em Lý Lệ Hà thân quý. Chị ở xa đức cựu hoàng hàng mấy vạn dặm trùng dương, nhưng chị biết rằng em đang hết lòng hết sức chăm sóc cựu hoàng ở Hong Kong. Chị cầu mong lịch sử mai đây không buông rơi cựu hoàng, còn gặp lại nhau. Đức Từ Cung Thái hậu và chị trọn kiếp nhớ ơn em. Chị Nam Phương". 
 
Vậy tại sao chế độ bất công như vậy lại tồn tại trong niên đại lâu như thế? Đầu tiên, như đã nói, đàn ông muốn dùng đa thê để thỏa mãn mong muốn của mình. Bởi, họ xem phụ nữ như những món đồ chơi, dùng xong thì bỏ, chán rồi thì vứt, và họ xem như đây là điều hiển nhiên họ có được. Những kẻ bẩn thỉu và biến thái ấy trong tâm trí chẳng có gì ngoài sự kinh tởm mà hầu như xã hội thời xưa cho là đúng. Chính điều đó dẫn đến những người phụ nữ xem đây là điều đương nhiên họ phải chịu đựng khi sinh ra làm phận đàn bà, như “tam tòng, tứ đức”. Chỉ cần họ chống đối hoặc làm trái, họ sẽ coi như đã phạm phải điều tày trời, trái lệch với quy chuẩn tự nhiên. Thứ hai, nếu xét theo một góc nhìn khác thì thời xưa, vốn dĩ nó là một tập tục tốt thay vì một hủ tục, nó có lợi ích như giúp phụ nữ không bị ế chồng, bởi thời xưa con trai nhiều hơn con gái. Tuy nhiên, mọi chuyện dần dần lệch từ phía tích cực sang tiêu cực, và mất đi tính đúng đắn của nó, khiến cho việc đa thê bị phản tác dụng. Ví dụ như ở một số nước, phụ nữ lại lợi dụng chính sách đa thê: ở những khu vực có đàn ông thường chết trẻ, người ta xem cưới nhiều vợ sẽ là cách để sau này khi người chồng chết, những người vợ đó và đứa con mồ côi sẽ được phụ cấp, và chính số tiền phụ cấp “bẩn” ấy khiến phụ nữ bỏ đi giá trị và cái ý nghĩa lớn nhất của hôn nhân chỉ vì đồng tiền.
 
Và hiện nay, đa thê đã bị suy thoái phần nào và đã bị cấm bởi luật ở Việt Nam ta, như một bằng chứng đanh thép rằng phụ nữ sẽ không cần phải phục vụ cho chế độ năm thê bảy thiếp như thời xưa, và cán cân giữa phụ nữ và đàn ông dường như đang dần mất đi vài sự chênh lệch nhất định. Để có được phần nào những sự tôn trọng và công bằng ấy, phụ nữ cũng phải đấu tranh hết sức mình bằng rất nhiều những cách khác nhau để có thể sống được cuộc sống mà họ mong muốn, có được tình yêu mà họ hằng ao ước, và trên hết là sự tự do, có tiếng nói trong xã hội này. Vậy, theo bạn, nếu trong tương lai, đa thê lại trở lại và tồn tại lâu dài, thì nguyên do là từ đâu? Hãy để lại những bình luận của bản thân ở dưới này nhé!
 
Tác giả: Mỹ Anh
_______________________________________ 
 
One under the quilt, one freezes.
This accursed fate of a polygamist 
Elusive affection and fleeting gaze
Once, twice or never will love come
(Excerpt from“Fate of a polygamist - Ho Xuan Huong)
 
Those verses conveyed the female poet Ho Xuan Huong's rage at the injustices she had to bear,  specifically, regarding her resentments about polygamy. Why did the tradition of polygamy cause women in the past to continuously live in abandonment, to live in a loveless world? Let's travel back in time with VFSA to see how polygamy had affected women at the time and why it was a great mistake.
 
First and foremost, polygamy is a long-standing tradition. Polygamy occurs when a man has many wives at the same time or has a marital connection with multiple women simultaneously. This rule was once popular and lawful in most Eastern nations during feudalism. However, today, it appears to only exist in a few mountainous and  ethnic groups in African or Muslim countries. Polygamy developed and evolved for a variety of reasons. Polygamy is generally considered to originate from incredibly diverse and prominent religious doctrines such as Islamic, Hinduism, Confucianism, Buddhism, ect. However, this only accounted for a minor portion of the tale itself. Polygamy, for example, is viewed as a benevolent act in Islam, where men are encouraged to marry downtrodden and orphaned women who are perceived as worthless and were facing social derision at the time. So religion may just be an excuse for men to abuse faith in order to satisfy their own sexual needs and desire’s. These are the same individuals who further pushed the narrative that "women are dependent and submissive with the sole purpose of child bearing". 
 
So, what are the consequences of polygamy for women? For starters, polygamy restricts women the right to love and be loved. The reason is plain and simple: polygamy is rarely the result of genuine love, pure sentiments, or heart-felt vibrations. As aforementioned, women were viewed as "reproductive tools" to keep the bloodline going, an "asset" that is highly sought after. Take Indonesia, for instance, a guy can have marital connections with several women. Despite his words of proper treatment towards his wives,  it appears the oath only works on paper. Because, when a woman is unable to give him a child (typically a boy), she must grit her teeth and accept that the polygamy history will continue, much as the belief that "Women are just like a child reproduction machine; when the machine is no longer worth using, it must be abandoned."
 
Not only that, but a man's having several wives is obvious evidence of the act of devaluing a woman. Women's self-determination, opinion, and privacy looked to be a pipe dream, wild and far away, especially during the period when their wives' regard for men was mostly none. From generation to generation, the same cycle repeats, and gradually, the burning flames of faith, yearning for a beautiful fairy-like love are slowly extinguished, love-making feel like a rigid chain, like a moth to a flame. That cycle is identical to the unending loop of fantasies and reality, of desire and misery. Because part of them have fulfilled  their ambition by marrying, part of them lived in sorrrow of forever being a concubine. Of course, there are still occasions where people are prepared to admit that polygamy has no negative influence on women, but these are few and far between.
Not only that, but polygamy robs women of their autonomy. Going back in time, the "Giao special born" has a record that says: "Women must follow people, when they are children, they must follow their fathers; when they marry, they must follow their husbands; and when their husbands die, they must follow their children." That notion is analogous to a vicious loop that bewildered ants continue to pursue, eventually losing power and dying.That is equivalent to claiming that women do not have the freedom to choose. Even though those ladies are still alive, are they deemed to be "living" or merely "existing"? Also, it was assumed that a woman had to use her husband's name in ancient times. From the perspective of some, this is not a problem worth debating, even incredibly fantastic because using a new name just like marking a new "prominent" milestone in their life. But, when you look about it more broadly and thoroughly, isn't this a clear indication of women's restraint and tight control? Because being given a new name means losing the original name that your parents gave you - it's like devoting the rest of your life to a husband and being unable to continue writing your own life, is it different to accept and adhere your own life to your husband?
 
In today’s time, this ancient belief is not widespread but it has been deeply ingrained in women’s mindset. A certain part of women in the present, especially those who have grown up in a male-dominated household, still holds on to the mentality that values men over women, and believes that men are far more superior than women. In some particular situations, this notion even makes the woman dependent, unambitious, and conservative. As a matter of fact, if this notion takes over the majority of society, it will cause detrimental impacts. The responsibility placed on men’s shoulders will grow even greater, and women will never be able to realize their true potential along with the difference they can make for themselves and society. Because of the presence of this outdated belief, polygyny still exists in some families, and is difficult to get rid of. 
 
The effect of polygyny is so severe that we can see a similarity between women in both the old and modern world - they all have to suffer from and be restrained by social stereotypes for females. If they go against those even just slightly, they’ll face frowning faces, judging eyes and bad reputation, the things which will furthermore suffocate women, make them feel ill-fated just because of their existence. For example, when a woman and her husband decide to divorce, it is certain that most of her family members and friends humiliate and look down on her due to the separation, considering her a horrible wife that must have done disgusting things that led to their divorce. However, all the people running their mouths about the wife’s traits and personality based solely on the divorce were not involved in their marriage at all, then how come they granted themselves the rights to criticize another? That being said, even if the wife stands up for herself, those words will be deemed excuses., leading to the wife being criticized even more. Because of that, women are forced to be loyal to her husband for life under every circumstance, listen to his every demand just to put up a facade of a happy marriage and a loving family. 
 
Moreover, polygyny is a form of adultery where the wife does not have the right to voice her own opinion. Being a wife means dedicating her whole life to the wellbeing of the husband and the family. Therefore, imagine the pain and agony a wife must suffer upon finding out about her husband’s affair. Broken trust. Broken heart. We can take Emperor Bảo Đại for example - who was considered the only Vietnamese king that followed monogamy and known for his beautiful love story with Queen Consort Nam Phương. In the end, he still cheated. His disloyalty made the Queen’s unconditional love for him meaningless and shattered her trust. Though she did not have the right to file a lawsuit, Queen Nam Phương still earned the general public’s respect with her 66 word long letter to the King’s mistress: “Dear Lý Lệ Hà. Although I am a million miles away from His Majesty, I know you are taking great care of him in Hong Kong. My mother and I are thankful to you for eternity. Nam Phương!”
 
So you might be wondering how such an discriminatory mentality survives that long? Foremost, as mentioned, some men want to use polygyny to satisfy their own desires. They view women as objects for them to toy around and abandon once they’re done, and they are sure that they have this right. In the minds of those twisted perverts, there is nothing but that corrupted thought - which was the right thing in ancient society. Consequently, women were made to think that their suffering is inevitable when they are born a female. Once they had actions that are against the normal “rules”, they would be regarded as having committed an unforgivable crime. Secondly, from a different point of view, in ancient society, it’s actually a beneficial custom rather than a harmful one. Polygyny helped women get out of being single since men outnumbered women. But later on, this custom gradually shifted from being advantageous to being adverse and lost its morals, eventually backfired. For example, in some countries women exploit polygyny: in regions where men usually die prematurely, polygyny gives the wives and kids alimony, and that “dirty money” makes some women forget their own value as well as the meaning of marriage to pursue wealth. 
 
In modern times, polygyny has reduced significantly and is banned by Vietnamese law, as strong evidence that women no longer have to follow the obsolete customs from long ago, and the difference between the two genders is gradually being erased. To achieve the current status of respect and equality, women had to fight for themselves in many ways in order to live the lives they want, enjoy the love they desire, and most of all, freedom and power in society.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *