Nữ sĩ Manh Manh – nhà văn, nhà báo và hành trình đứng lên vì quyền lợi chính đáng và xóa bỏ định kiến về người phụ nữ thời ấy, Manh Manh đã cất cao tiếng nói cổ vũ nữ quyền: “Đàn bà tân tiến là đàn bà mới, biết đi theo trào lưu xã hội, theo thời đại văn minh hiện chừ” và bà đã “xin ngang hàng với đàn ông, xin được đồng một phẩm giá làm người trong xã hội”. Từng trang sách, từng lời nói đanh thép của bà không chỉ khắc họa tâm hồn phụ nữ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức xã hội về phong trào nữ quyền, về bình đẳng giới và vì xóa bỏ những định kiến đã áp đặt lên quy chuẩn xã hội về phái nữ bao đời nay. Vậy điều gì đã khiến một người phụ nữ nhỏ bé dám bước lên để khẳng định và đấu tranh vì giới như vậy?
Một hành trình nữ quyền đầy nhân văn
Nguyễn Thị Manh Manh sinh năm 1914 tại Hà Nội trong một gia đình trí thức. Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã được gia đình khuyến khích đọc sách và viết lách, điều này đã giúp hình thành niềm đam mê văn chương và báo chí từ rất sớm. Bà học tại các trường Pháp – Việt danh tiếng và được tiếp xúc với nhiều tác phẩm văn học nước ngoài, vốn là một trong những yếu tố lớn nhất ảnh hưởng mạnh mẽ đến. đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư duy và phong cách viết của bà sau này.
Năm 1930, Nguyễn Thị Manh Manh bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình. Bà làm việc cho nhiều tờ báo và tạp chí lớn, như “Phong Hóa”, “Ngày Nay”, và “Phụ Nữ Tân Văn”. Nội dung các bài viết đăng báo của bà không chỉ xoay quanh các vấn đề thời sự, xã hội mà còn đặc biệt quan tâm đến tình hình và quyền lợi của phụ nữ. Ta có thể thấy rõ điều ấy qua các bài viết của bà khi bà thường xuyên phê phán những bất công xã hội, kêu gọi sự cải cách và nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Vào những năm 1931-1932, bà đã tốt nghiệp bằng Thành Chung ban sư phạm, rồi được giữ lại trường dạy học. Nguyễn Thị Manh Manh vừa nghiêm túc đảm nhận nhiệm vụ của một nhà giáo vừa tham gia hoạt động xã hội và viết báo, bà viết cho Phụ nữ tân văn, Công luận, Nữ lưu… Khoảng những năm 1933-1934, bà bày tỏ rõ quan điểm và thái độ của mình khi trực tiếp đăng bài trên Phụ nữ tân văn ủng hộ Phong trào Thơ mới của các thi sĩ đàn anh: Phan Khôi, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư… Điều này có thể cho chúng ta thấy được chất hiện đại, tư tưởng mới mẻ của bà bộc lộ trong cả sự ủng hộ với phong trào Thơ mới lẫn khai mở phong trào nữ quyền ở Việt Nam đầu thế kỉ 20. Không chỉ dừng lại ở đó, bà còn lần lượt ra Quy Nhơn, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Hà Nội… diễn thuyết hô hào cải cách văn chương, cải cách xã hội, nhất là cổ động cho nữ quyền. Các buổi diễn thuyết được đông đảo người tham dự và ủng hộ nhiệt liệt và đã từng được Hoài Thanh – Hoài Chân ghi nhận trong “Thi nhân Việt Nam”: “…Hội Khuyến học đã thành lập đến bấy giờ là 25 năm. Lần thứ nhất một bạn gái lên diễn đàn và cũng lần thứ nhất có một cuộc diễn thuyết được đông người nghe đến thế”.
Trong thời kỳ này, Nguyễn Thị Manh Manh đã viết nhiều bài báo và tiểu luận kêu gọi cải thiện quyền lợi và địa vị của phụ nữ. Bà đã tổ chức và tham gia nhiều buổi thảo luận, hội thảo về nữ quyền, nơi bà diễn thuyết và truyền cảm hứng cho nhiều phụ nữ khác. Sự hấp dẫn của nữ sĩ toát ra từ những đề tài nóng, cách nói táo bạo, phong cách tri thức, đĩnh đạc và sự thông tuệ, chắc chắn hiếm có của một “thiếu niên” am hiểu văn hóa. Bà tin rằng việc giáo dục và nâng cao nhận thức là con đường chính để phụ nữ có thể thoát khỏi sự kìm kẹp của xã hội phong kiến và vươn lên. Trong buổi nói chuyện ở Hội chợ Phụ nữ ngày 25/5/1932 tổ chức tại vườn Tao Đàn, bà nói: “Đối với những người như chúng tôi đây, ngu mà muốn học cho khôn, dốt mà muốn học cho giỏi, không biết mĩ thuật mà biết yêu mến mĩ thuật, không biết văn chương mà muốn cảm mến văn chương thì Nữ lưu học hội thiệt là cần thiết cho chúng tôi lắm.” Bà luôn đề cao sự học ở người phụ nữ, không còn là những con người âm thầm phía sau mà giờ đến thời đại họ bước ra ánh sáng, tìm thấy lí tưởng cho chính mình và không còn phải chịu khuất phục trước những quy chuẩn cổ hủ phong kiến. Như một ngọn đuốc rực lửa rọi sáng đường, bà đã từng bước truyền bá, dẫn dắt để mọi người biết, mọi người hiểu và mọi người cùng làm.
Lý tưởng qua từng bài diễn thuyết, từng lời thơ
Ngoài báo chí, Nguyễn Thị Manh Manh còn là một nhà văn tài năng. Bà sáng tác nhiều tác phẩm văn học, trong đó nổi bật là các tiểu thuyết và truyện ngắn đề cao vai trò và sức mạnh của phụ nữ. Một số tác phẩm tiêu biểu của bà bao gồm: “Tấm Gương Phụ Nữ” – tiểu thuyết kể về cuộc đời và sự đấu tranh của một người phụ nữ trẻ để vượt qua những khó khăn và định kiến xã hội; “Những Người Phụ Nữ Mới” – Một tập truyện ngắn tôn vinh những người phụ nữ hiện đại, mạnh mẽ và độc lập;… TS. Phan Văn Hoàng viết: “Chị đả kích các tập tục hủ bại như trọng nam khinh nữ, tảo hôn, đa thê…, bênh vực những quyền lợi chính đáng của nữ giới. Trong năm 1934 , chị đã đi tới 4 thành phố (Huế, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng) để diễn thuyết các đề tài: “Dư luận nam giới đối với phụ nữ tiên tiến”, “Một ngày của một người đàn bà tiên tiến”, “Có nên tự do kết hôn chăng?”, “Nên bỏ chế độ đa thê không”? Ý tưởng của chị trong các buổi diễn thuyết đó đã tạo ra trong xã hội hai luồng dư luận trái chiều (tán thành và phản đối) phản ánh qua báo chí trong Nam ngoài Bắc…” Bà đã đặt ra những câu hỏi hết sức thời đại, mang lí tưởng nhân văn và ánh nhìn mang những suy nghĩ cho người phụ nữ. Ở trong thời ấy có mấy ai dám làm vậy, có mấy ai dám đứng lên cho quyền lợi của mình, có mấy ai dám đấu tranh cho những bất công xã hội nhưng Nguyễn Thị Manh Manh đã đứng lên, hơn nữa lại là người tiên phong. Bởi vậy mà ta có thể thấy được bà băn khoăn đến nhường nào, trăn trở biết bao nhiêu về số phận của người phụ nữ. Những tư tưởng hiện đại của bà cùng sự dũng cảm đứng lên cất cao tiếng nói đã khiến xã hội lúc bấy giờ không thể không quan tâm đến chủ đề ấy – chủ đề về nữ quyền và tìm kiếm sự bình đẳng trong xã hội. Cũng theo TS. Bùi Trân Phượng, rốt cục, nếu muốn cuộc đấu tranh bình đẳng giới ở Việt Nam hiện tại trở thành một làn sóng ý nghĩa, thì chúng ta phải thực sự hiểu nữ quyền là gì, cũng như thực sự hiểu những cái ‘nhãn’ chúng ta đang vận động gán lên cho người phụ nữ có hợp lý hay không, mà tiêu biểu trong số đó là “công dung ngôn hạnh”. Bà trích dẫn:
“Công là đủ mùi xôi, thức bánh,
Nhiệm nhặt thay đường chỉ mũi kim.
Dung là nét mặt ngọc trang nghiêm,
Không tha thiết, không chiều lơi lả.
Ngôn là dạy trình thưa vâng dạ,
Hạnh là đường ngay thảo kính tin.
Xưa nay mấy kẻ dâu hiền,
Dung, công, ngôn, hạnh là tiên phàm trần”.
(Gia huấn ca – Nguyễn Trãi)
“Tôi nói vậy để chúng ta hiểu có đáng giữ nó lại hay không, chứ đừng tiếc nó hoài”, bà kết luận.
Như vậy, cả cuộc đời lí tưởng và hành trình sự nghiệp nhiều biến động bà đều đã hy sinh cho tiếng nói đòi quyền bình đẳng ở nước nhà, cho xã hội thời bấy giờ còn nhiều định kiến bất công. Một con người như vậy cớ sao lại phải chịu cảnh bị chìm vào quên lãng chứ?
Cuộc đời gắn với phong trào nữ quyền và thơ mới
Nguyễn Thị Kiêm thuộc thế hệ những phụ nữ đầu tiên được hưởng trọn vẹn nền giáo dục Tây học. Bà theo học tại trường nữ đầu tiên ở nước ta – trường Áo Tím. Phong trào nữ quyền được tiếp cận qua cuộc đời, sự nghiệp của một người phụ nữ, lịch sử hiện lên một cách rất cụ thể, sống động và giàu cảm xúc. Trong bài nói chuyện “Dư luận nam giới với phụ nữ tân tiến”, tại Huế, đêm 03/05/1934 bà từng nói: “Chủ nghĩa phụ nữ là làm thế nào để giải phóng phụ nữ khỏi những lễ giáo hủ bại, binh vực quyền lợi cho phụ nữ, kiếm những cách sinh hoạt cho chị em để sự sống của mình được hoàn toàn hơn, và nâng cao trình độ trí thức của mình.” Manh Manh nữ sĩ đã tạo nên một phong trào nữ quyền hết sức mới mẻ, sôi nổi ở thời bấy giờ. Ngoài việc tung hô phong trào Thơ mới, bà còn đi diễn thuyết ở khắp nơi để cổ vũ cho sự bình đẳng nam nữ và được nữ giới hoan nghênh nhiệt liệt. Trong bài “Nhớ một nữ sĩ có tài và có gan”, TS. Phan Văn Hoàng từng viết: “Chị đả kích các tập tục hủ bại như trọng nam khinh nữ, tảo hôn, đa thê…, bênh vực những quyền lợi chính đáng của nữ giới. Trong năm 1934, chị đã đi tới 4 thành phố (Huế, Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng) để diễn thuyết các đề tài: “Dư luận nam giới đối với phụ nữ tiên tiến”, “Một ngày của một người đàn bà tiên tiến”, “Có nên tự do kết hôn chăng?”, “Nên bỏ chế độ đa thê không?”. Ý tưởng của chị trong các buổi diễn thuyết đó đã tạo ra trong xã hội hai luồng dư luận trái chiều (tán thành và phản đối) phản ánh qua báo chí trong Nam ngoài Bắc…”. Qua hành trình sôi nổi ấy của bà, ta có thể thấy được sự gắn bó mật thiết giữa cá nhân và lịch sử, cá nhân làm nên lịch sử.
Dấu ấn riêng biệt trong phong trào nữ quyền và những ngày đầu “khai mở” thơ mới
Manh Manh nữ sĩ là người có tư tưởng rất mới. Trong số báo 228 ra ngày 14/12/1933, bà viết bài trả lời ông Hoàng Tâm báo Đuốc Nhà Nam: “Vì có nhiều vấn đề đáng quan tâm hơn là thơ nên chúng tôi hoãn lại việc đáng lên báo. Nay ông nhắc đến sửa soạn ăn mừng thắng trận của ông, tôi xin soạn một bài Thơ mới của tôi viết cách nay hai tháng đăng lên báo. Nếu ông có dư thời giờ và báo Đuốc Nhà Nam có thiếu bài, ông cứ cho tôi hay, tôi sẽ đưa mấy bài Thơ mới cho ông đăng lên báo Đuốc Nhà Nam và phê bình luôn thể.” Mỗi phát biểu của bà đều thể hiện những nhận thức tiến bộ ở thời bấy giờ. Nếu như hầu hết những trí thức nho học khi ấy đều phản đối Thơ mới và xem đó là dòng văn học lãng mạn là sáo rỗng, xa rời với thực tế cuộc sống, thì Nguyễn Thị Kiêm, bằng những tư tưởng hiện đại, bản lĩnh của người cầm bút cứng cỏi cùng ngôn từ sắc sảo, đanh thép, đã đứng lên thể hiện quan điểm ủng hộ phong trào Thơ mới. Bà chỉ ra những sự bó buộc về các quy tắc, luật lệ nghiêm ngặt của thể thơ Đường luật làm giảm sức sáng tạo của người nghệ sĩ. Bà là chủ nhân của một số bài thơ đăng trên Báo Phụ nữ tân văn, như “Hai cô thiếu nữ”, hay bài “Một bài thơ gởi riêng cho các anh ghiền: Bà Lafugie – nhà thám hiểm và họa sĩ”:
“Người từng lướt đi chẳng kể nắng nung, tuyết lạnh, đất nghiêng, đá vỡ.
Người ăn vận như bạn trai, ngồi lưng ngựa long chong, mà qua đèo, xuống hố, lên dốc, lội hào
Cùng một bọn tuỳ tùng dân lạ, sấn đi giữa non núi chình chòng
Rồi trải qua những ngày phẳng lặng, những đêm hung dông bão…”
…
“Các anh có nghe tôi chăng? Hay là:
Đang lúc tâm hồn tôi rúng động, vì một bậc anh tài mới thoáng qua
Đang lúc tôi hăm hở hát ca, cái can đảm, cái khí liệt, cái hùng dũng
Của một người đàn bà, mà các anh vẫn nằm điềm nhiên vẫn móc, vẫn tim, vẫn hút, vẫn ghiền
Thì các anh ơi Đành rằng trọn đời, trên thế giới người ta:
Các anh chẳng phải là đàn ông, mà các anh cũng chẳng đáng làm đàn bà!”
(Phụ nữ tân văn, số 239, ngày 26/4/1934)
Đặc biệt, bà đã sáng tác thi phẩm “Bức thư gởi cho tất cả ai ưa hay là ghét lối thơ mới” – đó là một tác phẩm có tính cách tuyên ngôn cho việc cổ súy phong trào Thơ mới
“Phải tôi đấy, Manh Manh, mấy bạn à!
Lâu quá không làm thơ, mấy bạn cũng “nột dạ”?
Phải, tôi đây Manh Manh, mấy ông à!
Lâu quá không làm thơ, mấy ông lấy làm lạ?…
Bạn yêu tựu hỏi nhỏ: “E… chỉ sợ?
Tội nghiệp chớ! Người thì trẻ nên có hơi khờ”…
Bạn ghét xúm hét to: “Á! nó sợ!
Đáng khiếp chửa! Người thì đẹt mà muốn vát cờ”
Nghiêng mình thưa: “Hỡi các bạn quí yêu,
Gì mà sợ? Nghe tôi nói nhỏ: Manh chưa “xiều”
Khoanh tay gọi: “Hỡi các ông trớ trêu,
Khoan vinh mặt, đứng ngay cho tôi tỏ mấy điều”
Bằng những từ ngữ có phần khiêu khích, đanh đá chua ngoa trong bài thơ này, ta bắt gặp một Manh Manh nữ sĩ hoàn toàn khác. Không còn là một người phụ nữ dịu hiền giữ chuẩn mực của thế kỷ 20, bà đã dám cởi bỏ khuôn mẫu ấy để nói lên quan điểm bản thân một cách chân thực nhất. Bài thơ này cũng như một “bức thư” đánh dấu việc bà “tái xuất giang hồ” sau khoảng thời gian im hơi lặng tiếng trên thi trường. Bà đã chọn cách thức thể hiện vô cùng mới mẻ ở thời điểm bấy giờ. Không ẩn ý, không nói bóng gió, bà chọn cách nói thẳng thừng, có chút sỗ sàng với những người cổ hủ, không chịu mở lòng mình ra để tiếp nhận những cái mới. Ngoài ra, bà từng có cuộc tranh luận nảy lửa với ông Nguyễn Văn Hanh tại Hội Khuyến học Sài Gòn ngày 09/01/1935 về thơ cũ và Thơ mới. Hành động dũng cảm ấy của bà trên diễn đàn văn học đã khiến nhiều người nể phục. Một người phụ nữ học rộng hiểu sâu, dám đứng lên nói ra quan điểm, chính kiến của bản thân và bản vệ nó đến cùng. Dù cho có là thời kì tân tiến, tư tưởng của xã hội đã rộng mở hơn nhưng thật hiếm để tìm thấy một Manh Manh nữ sĩ dám dũng cảm đấu tranh cho quan điểm của mình, huống chi là thời bấy giờ. Đào Trinh Nhất đã ca ngợi bà là “người đã mạnh bạo chủ trương thơ mới ở Nam kỳ ta trước nhứt”.
Năm 2005, bà mất tại Paris, Pháp. Bà đã để lại cho nền văn học tổng cộng 10 bài Thơ mới: Viếng phòng vắng, Thơ gởi cho em Vân, Mộng du, Canh tàn, Lá rụng, Sa đà, Hai cô thiếu nữ, Bức thư gởi cho tất cả ai ưa hay là ghét lối thơ mới, Một bài thơ mới gởi riêng cho các anh ghiền: Bà Lafugie – nhà thám hiểm và họa sĩ, Đêm khuya qua Xuân Lộc… Đáng chú ý là loạt bài du ký: Cuộc hành trình từ Nam ra Bắc, Hà Nội với mấy cái cảm tưởng đầu (Phụ nữ Tân Văn số ngày 25/10/1934, 8/11/1934, 13/12/1934), Dưới chân đèo Cả (Phụ nữ Tân Văn số 252 năm 1934) và nhiều các bài báo, phóng sự khác. Suốt cuộc đời văn nghiệp của mình, bà đã tạo nên một làn sóng mới trong làng báo phụ nữ, mở ra một trang đầu thi sử Thơ mới Việt Nam mà giai đoạn đó phần đông đang nghiêng về thơ Đường luật.
Hơn cả những giá trị hữu hình mà Manh Manh nữ sĩ để lại cho nền văn học đó là những tư tưởng tiến bộ về nữ quyền, là hình mẫu về một người phụ nữ dũng cảm dám nói lên cho quan điểm của bản thân với chủ nghĩa phụ nữ, sự tôn trọng của xã hội với tư tưởng của con người vì nhân quyền lớn lao.
Như vậy, với sự đóng góp to lớn của bà thì bà Kiêm đã được đánh giá cao từ sự tôn trọng, tán dương vì là người phụ nữ khởi đầu ủng hộ lên tiếng cho phong trào Thơ mới, cho tự do, phóng khoáng, một tiếng nói thể hiện sự tiến bộ của người phụ nữ đương thời. Sự nỗ lực của cá nhân dám đấu tranh cho quyền được tự do, quyền được bình đẳng của người phụ nữ trên nhiều phương diện.
Tác giả: Thuý Nga, Nguyên Minh
Để lại một bình luận