WOMEN IN LITERATURE

[TIẾNG NÓI MỚI LẠ TRONG THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG] - [THE POWERFUL VOICE IN HO XUAN HUONG'S POEMS]

Giọng thơ của Hồ Xuân Hương là một cuộc cách tân đầy táo bạo, thể hiện qua ngôn ngữ thuần Việt giàu chất trữ tình, cảm hứng sâu sắc từ những giá trị truyền thống và nghệ thuật ẩn dụ tinh tế.

Suy cho cùng, chúng ta ngày nay vẫn có thể thấu hiểu trọn vẹn những trăn trở của Nguyễn Du và lĩnh hội thông điệp của ông qua nhân vật Hoạn Thư.

[BI KỊCH CỦA HOẠN THƯ TRONG TRUYỆN KIỀU] - [MISS HOẠN’S TRAGEDIES]
[VIRGINIA WOOLF, PHỤ NỮ VÀ VĂN HỌC VỚI “CĂN PHÒNG RIÊNG”]

“Cuốn sách bị phủ bụi nằm trên kệ sách đã lâu. Hiếm có dịp mà em đọc lại “Căn phòng riêng” của Virginia Woolf. Nhưng mỗi lần đọc lại đều là một cảm xúc giống nhau – “đây không chỉ là những dòng chữ đơn thuần về nữ quyền hay bất bình đẳng giới”. Hơn thế, văn học cũng được Virginia đề cập đến trong “Căn phòng riêng”. Nhưng tại sao lại là “căn phòng riêng”? Tại sao Virginia lại kiên quyết khẳng định rằng “Một phụ nữ muốn viết văn cần phải có tiền và một căn phòng của riêng mình?” Đó là cả một bầu trời đầy trăng sao bí ẩn. Chà, như thế ta sẽ có nhiều thứ để khai thác trong bài kỳ này lắm, vậy nên bạn đọc hãy tìm một “căn phòng riêng” để chúng ta cùng nhâm nhi nhé!”

Xuất hiện với dáng dấp và hình hài là một nhân vật tiểu thuyết trong tác phẩm cùng tên của đại thi hào Lev Tolstoy, nhưng liệu rằng, cuộc đời của nàng Anna Karenina có chỉ dừng lại trên những trang sách, hay nó đủ sức mạnh để vượt qua cả vòng biên giới ấy và trở thành tiếng nói đanh thép trước thực tại xã hội đầy oan trái với người phụ nữ?

[ANNA KARENINA - KHI CUỘC TRUY TÌM KHÔNG CÒN NẰM TRÊN NHỮNG TRANG SÁCH - WHEN THE QUEST NO LONGER RESIDES WITHIN PAGES OF BOOKS]
[SUY TƯ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VỀ CHIẾN TRANH TRONG VĂN HỌC] - [THE FEMALE GAZE ON WAR]

Ánh nhìn của phụ nữ về chiến tranh thực sự khiến ta rùng mình, bởi từng câu chữ họ viết đều có thể khắc họa một hiện thực đầy máu và sự phi lý của chiến tranh dưới mọi góc độ.

Hy vọng rằng mỗi người phụ nữ đều có thể trở thành nàng công chúa trong câu chuyện của chính mình, mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ ai. 

[CUỘC ĐỜI CỦA NÀNG TIÊN CÁ VÀ QUAN NIỆM VỀ TÌNH YÊU] - [LIFE OF A MERMAID AND THE DEFINITION OF LOVE]
[SCARLETT O'HARA - HƠN 80 NĂM, LUỒNG GIÓ VẪN THỔI - FOR OVER 80 YEARS, THE WIND STILL PERSISTS]

Xuất hiện trong văn học cổ điển xoay quanh bối cảnh Georgia và Atlanta, miền Nam Hoa Kỳ trong suốt thời kỳ nội chiến và thời tái thiết, Scarlett O’Hara xuất hiện như một bông hoa tinh khôi, vừa mềm mại vừa kiêu hãnh nở rộ giữa biển người trong những trang sách của cuốn tiểu thuyết bất hủ “Cuốn theo chiều gió” của Margaret Mitchell. Scarlett khác biệt hoàn toàn so với những suy nghĩ của chúng ta về nữ giới thời bấy giờ. Nàng không cam chịu, không ép mình vào những khuôn khổ xã hội thời đại ấy mà như một sinh khí mới, một luồng gió hiện đại dám thể hiện mình, dám sống đúng với suy nghĩ, với khát vọng tình yêu của mình và hơn hết nàng đã đứng lên phá vỡ rào cản giới – thứ được cho là bất khả rung chuyển của xã hội đó.

Nữ sĩ Manh Manh – nhà văn, nhà báo và hành trình đứng lên vì quyền lợi chính đáng và xóa bỏ định kiến về người phụ nữ thời ấy, Manh Manh đã cất cao tiếng nói cổ vũ nữ quyền: “Đàn bà tân tiến là đàn bà mới, biết đi theo trào lưu xã hội, theo thời đại văn minh hiện chừ” và bà đã “xin ngang hàng với đàn ông, xin được đồng một phẩm giá làm người trong xã hội”. Từng trang sách, từng lời nói đanh thép của bà không chỉ khắc họa tâm hồn phụ nữ mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức xã hội về phong trào nữ quyền, về bình đẳng giới và vì xóa bỏ những định kiến đã áp đặt lên quy chuẩn xã hội về phái nữ bao đời nay. Vậy điều gì đã khiến một người phụ nữ nhỏ bé dám bước lên để khẳng định và đấu tranh vì giới như vậy?

viVietnamese